fbpx
Trang chủ > Tin tức > Kĩ thuật trồng rau thủy canh hồi lưu: Giải pháp cho người bận rộn

Kĩ thuật trồng rau thủy canh hồi lưu: Giải pháp cho người bận rộn

Nếu bạn đang tìm hiểu về mô hình thủy canh tại nhà, chắc hẳn bạn đã nghe đến những cụm từ “thủy canh hồi lưu”, “thủy canh không hồi lưu”, “thủy canh tĩnh”. Bạn thắc mắc mô hình thủy canh hồi lưu này là gì, cơ chế hoạt động ra sao, có ưu nhược điểm gì so với các mô hình khác. Ở bài viết này, Thủy Canh Miền Nam sẽ giúp bạn giải quyết toàn bộ các câu hỏi này một cách đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu nhất.

Mô hình trồng rau thủy canh tại nhà

Mô hình thủy canh hồi lưu là gì? Cơ chế hoạt động như thế nào?

Hồi lưu là kỹ thuật trồng rau thủy canh sử dụng hệ thống bơm dung dịch dinh dưỡng đến các ống thủy canh một cách tuần hoàn. Theo đó, dung dịch sẽ được đi qua tất cả các module của hệ thống, từ module đầu tiên cho đến module cuối cùng, được đưa trở về bồn chứa để tiếp tục cho chu trình bơm tiếp theo. Bơm tự động giúp bạn tiết kiệm thời gian và công chăm sóc.

Nguyên tắc hoạt động của mô hình thủy canh hồi lưu

Công nghệ hồi lưu được sử dụng rất nhiều tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới, nhằm khắc phục tình trạng thiếu oxy hòa tan trong dung dịch ở những vùng này.

Phương pháp này cần được thực hiện ở nơi có mái che giúp hạn chế côn trùng và sâu bệnh tấn công cũng như tránh được mưa gió làm loãng dung dịch dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Hồi lưu có thể áp dụng được cho tất cả các loại rau ăn lá như cải, rau muống, xà lách, cần tây,…

Giàn trồng rau thủy canh hồi lưu được ưa chuộng tại khu vực nhiệt đới như Việt Nam

Ưu nhược điểm của thủy canh hồi lưu khi so sánh với thủy canh không hồi lưu (thủy canh tĩnh)

Tiêu chíThủy canh hồi lưuThủy canh không hồi lưu
Nguyên tắc hoạt độngDùng máy bơm tự động cung cấp dinh dưỡng đến từng module của hệ thống thủy canh một cách tự độngDùng bể chứa tĩnh
Cách cây hấp thụ dinh dưỡngRễ cây tiếp xúc với dòng dung dịch luân phiên tuần hoànRễ cây nằm trong dung dịch, trực tiếp hấp thụ dinh dưỡng
Thời gian chăm sócTiết kiệm thời gian nhờ hệ thống tự động toàn bộCần thường xuyên khuấy nước để tạo thêm oxy hoà tan hoặc bổ sung máy sục oxy cho cây
Vệ sinhVệ sinh cao hơn với dòng nước chảy liên tụcDễ bị đóng rêu, bùn, cặn trong bể chứa
Năng suấtNăng suất rau trồng cao, chất lượng đồng đềuNăng suất thấp hơn do được quản lý thủ công
Hiệu suấtTiết kiệm nước và dinh dưỡng tối đaCần thường xuyên kiểm tra nồng độ dung dịch để đảm bảo không gây lãng phí
Tính tiện dụngPhù hợp với mọi quy mô trồng trọt, từ hộ gia đình đến nông trại lớnChỉ phù hợp với quy mô vừa và nhỏ (<60 hốc)
Chi phí đầu tưChi phí đầu tư có cao hơn mô hình thủy canh tĩnhChi phí hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của phần lớn hộ gia đình
Lắp đặt ban đầuViệc lắp đặt hệ thống khá phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn về sản phẩmĐơn giản, dễ lắp đặt, không yêu cầu quá nhiều kĩ thuật phức tạp

Nên chọn thuỷ canh hồi lưu hay không hồi lưu?

Từ các ưu nhược điểm phân tích trên, có thể thấy, mô hình thủy canh hồi lưu này đặc biệt phù hợp với những người bận rộn, công việc thường xuyên phải di chuyển ở bên ngoài, không có nhiều thời gian dành cho vườn rau của mình. Tất cả mọi thứ đều tự động. Chỉ cần một chút đầu tư và chuẩn bị ban đầu, bạn hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu rau cho gia đình rồi.

Tự chế các vật tư thiết yếu trong giàn thủy canh hồi lưu

Ống (máng) dẫn dung dịch

Các ống dẫn được đục lỗ ở trên, cách đều nhau khoảng 15cm để đặt rọ trồng cây đồng thời chứa dung dịch dinh dưỡng. Bạn có thể tận dụng ống nhựa tại nhà để tái chế làm ống dẫn dung dịch. Tiếp tục lắp các ống lên giá sắt, tạo thành một góc nghiêng so với bể thu hồi dung dịch.

Ống nhựa bát giác là lựa chọn đơn giản và tối ưu cho giàn thủy canh hồi lưu

Giá sắt để đặt các ống (máng) thủy canh

Bạn có thể hàn thanh sắt tại nhà thành giá, có chiều cao khoảng 70 – 80 cm. Chiều dài của giá có thể linh động, tương thích với chiều dài của ống dẫn dung dịch.

Bể cấp và thu hồi dung dịch dinh dưỡng

Bể cấp và thu hồi dung dịch trong giàn thủy canh hồi lưu

Những chiếc thùng nhựa tại nhà có thể là một lựa chọn đáng cân nhắc khi làm bể cấp dung dịch thủy canh. Thể tích bể sẽ thay đổi phụ thuộc vào quy mô, số lượng rọ rau bạn trồng. Thông thường, người ta sử dụng bể có dung tích 100m2 cho giàn từ 100-300 lỗ rọ.

Máy bơm dung dịch

Máy bơm dung dịch thường sử dụng loại bơm 2 chiều tuần hoàn, có chế độ bơm dung dịch tự động, giúp tiết kiệm dưỡng chất một cách tối đa. Để tối ưu hơn, máy bơm được gắn phao để khi dung dịch còn khoảng ¼ thể tích bể thì van sẽ đóng lại và dung dịch được đẩy về bể ban đầu.

Máy bơm AP3500 có thể đẩy nước lên độ cao 3m rất tiện dụng khi dùng cho giàn thủy canh nhiều tầng

Với mong muốn mọi người đều có thể thành công sở hữu một giàn rau thủy canh của riêng mình một cách đơn giản và hiệu quả nhất, đội ngũ của Thủy Canh Miền Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Tổng đài tư vấn 24/7 0898 477 177. Liên hệ tư vấn trước khi bắt tay vào thực hiện nhé.


Bình luận

0898477177