3 kỹ thuật trồng và chăm sóc rau thủy canh

Tìm hiểu top 3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau thủy canh cơ bản sẽ giúp bạn chăm sóc vườn rau thủy canh nhà mình xanh mướt nhất có thể.

Trồng rau thủy canh tại nhà là cách trồng rau sạch rất đơn giản, không cần đất. Rau được trồng trong giá thể và sinh trưởng trong môi trường ánh nắng mặt trời, nước và dung dịch thủy canh cung cấp dinh dưỡng trên hệ thống giàn chuyên dùng.

Phương pháp này phù hợp trồng rất nhiều loại rau khác nhau. Và hầu như cách trồng và chăm sóc mỗi loại rau khác chỉ khác nhau ở 3 điểm chính:

  • – Điều kiện ánh nắng
  • – Điều kiện môi trường nước
  • – Nồng độ của dung dịch thủy canh

Chỉ cần bạn nắm chắc 3 kỹ thuật này, chắc chắn, bạn sẽ tự tin trồng bất kỳ loại rau, cây trồng thủy canh nào tại nhà.

Những kỹ thuật trồng và chăm sóc rau thủy canh cơ bản cho vườn rau sạch tại nhà

Những kỹ thuật trồng và chăm sóc rau thủy canh cơ bản cho vườn rau sạch tại nhà

Nắm rõ các thông số liên quan đến nhu cầu về nước của cây trồng

Độ pH của nước

3 yếu tố chính ảnh hưởng đến nồng độ pH của môi trường nước bao gồm. Nhiệt độ, môi trường và những thay đổi trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Mức pH phù hợp cho cây trồng thuỷ canh ~ 6.0. Tuy nhiên, mỗi loại rau phát triển tốt trong môi trường pH nhất định. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kĩ loại rau mình muốn trồng thích nghi tốt với môi trường có nồng độ pH dung dịch thủy canh là bao nhiêu.

Kỹ thuật đo độ pH của nước, đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng

Để đo pH môi trường nước, có rất nhiều cách như giấy quỳ, thuốc tím,… Tuy nhiên, để chính xác và thuận tiện cho người dùng mới, bạn có thể dùng các dòng bút đo pH chuyên dụng.

Chỉ cần lấy mẫu nước cho ra ly nhỏ, sau đó nhúng bút đo pH vào và chờ khoảng 30s để các chỉ số ổn định. Trên màn hình LCD của bút sẽ thể hiện chính xác độ pH của nước.

Hướng dẫn chi tiết sử dụng bút đo pH của nước

Với những người mới bắt đầu trồng rau thủy canh, nên kiểm tra nồng độ pH mỗi ngày. Sau đó, tùy theo mức độ thay đổi độ pH mà điều chỉnh số ngày cho phù hợp. Có thể tăng dần lên 2 ngày một lần, sau đó là 3 ngày một lần.

bút đo dinh dưỡng thủy canh TDS

Bút đo pH Bluelab cho kết quả chính xác, trực quan, tiện sử dụng

Cách điều chỉnh độ pH của nước

Để điều chỉnh độ pH của dung dịch thủy canh tại nhà, bạn có thể sử dụng một trong 2 cách sau:

Cách 1

Dùng axit photphoric để làm tăng tính axit (điều chỉnh giảm pH). Hoặc kali ( hydroxit ) để tăng tăng tính bazơ hay giảm tính axit (điều chỉnh tăng độ pH). Thủy Canh Miền Nam sẽ giải thích rõ cách đọc và điều chỉnh độ pH trong ví dụ sau.

Cách tăng giảm độ pH trong môi trường nước đơn giản tại nhà

Giả sử giàn rau thuỷ canh của bạn đang có pH là 7.5. Môi trường phù hợp cho rau thuỷ canh có pH giao động ~ 6.0.

Đây chính là lúc bạn cần giảm pH xuống ngưỡng trung bình ~ 6.0. Việc cần làm là thêm axit photphoric (hoặc axit nitric).

Bạn cần chú ý dùng dung dịch axit được pha loãng và cho từ từ axit vào nước. Tuyệt đối không cho nước vào axit. Bạn còn nhớ những ví dụ về cháy nổ hóa học khi cho nước vào axit đậm đặc rồi chứ? Đó là nguy cơ có thể xảy ra khi bạn cho nước vào axit.

Cũng trong ví dụ trên, nếu bút đo pH cho chỉ số 4.5. Nghĩa là môi trường thực tế có tính axit mạnh hơn điều kiện rau có thể sinh trưởng tốt. Bạn cần cho một ít dung dịch Kali hydroxit vào để tăng pH của nước.

Tuyệt đối không cho nước vào axit để tránh gây cháy nổ nguy hiểm

Cách 2

Sử dụng các dung dịch điều chỉnh pH Up và pH Down bán sẵn tại các cửa hàng chuyên cung cấp vật dụng thủy canh.

Dung dịch tăng – giảm pH giúp bạn dễ dàng điều chỉnh nồng độ pH trong nước

Cách này đơn giản và trực quan hơn rất nhiều. Bạn thậm chí không cần nhớ pH thấp là môi trường axit hay bazo và cần thêm tăng hay giảm tính axit để đạt nồng độ pH thích hợp.

Tên các dung dịch điều chỉnh pH rất gợi nhớ. Nếu chỉ số pH đo được thấp hơn cần thiết, bạn dùng pH Up. Nếu ngược lại, bạn dùng pH Down.

Mỗi sản phẩm mới là một bước tiến giúp cuộc sống dễ dàng hơn. Với sự hỗ trợ của bộ đôi sản phẩm này, kỹ thuật trồng và chăm sóc rau thủy canh dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, môi trường nước sử dụng trong mô hình thuỷ canh còn bị ảnh hưởng bởi hàm lượng kim loại nặng (As, Hg, Pb, Cd) và mức độ nhiễm vi sinh vật có hại (Salmonella, Coliform, E.coli) và kí sinh trùng đường ruột.

Cách sử dụng bút đo nồng độ dinh dưỡng thủy canh

Cách đo nồng độ dinh dưỡng của dung dịch thủy canh đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ cần 1 cây bút đo dinh dưỡng thủy canh TDS – 3.

Hướng dẫn các bước sử dụng bút đo TDS Xiaomi đúng và các lưu ý

Đầu tiên, bạn cần lấy mẫu nước trong hệ thống thuỷ canh ra ly nhỏ, sau đó nhúng bút thử vào và đợi khoảng 30s để các chỉ số được ổn địn. Màn hình bút thử sẽ thể hiện chỉ số ppm.

Lúc này, việc của bạn là so sánh chỉ số trên màn hình và khung nồng độ dinh dưỡng thích hợp cho cây đang trồng.

Mỗi loại rau có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Nếu chỉ số ppm quá cao nghĩa là dung dịch quá đặc, bạn cần cho thêm nước vào để hòa loãng dung dịch về mức phù hợp.

Còn nếu chỉ số ppm thấp hơn mức yêu cầu, bạn nên pha thêm dinh dưỡng.

Thông thường sau 2-3 ngày, dinh dưỡng sẽ giảm đáng kể do quá trình quang hợp và hấp thụ dinh dưỡng của cây, bạn nên đo và bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho hệ thống.

Lưu ý: Trên một giàn thuỷ canh, nếu bạn trồng nhiều loại rau khác nhau, nên để nồng độ dinh dưỡng trong hệ thống dao động từ 800 – 1.000ppm.

Xem ngay: Nồng độ ppm ở các loại cây trồng phổ biến và cách sử dụng bút đo nồng độ ppm đúng

Ánh sáng trong mô hình trồng rau thủy canh

Tuỳ theo nhóm cây trồng, phần lớn cây trồng cần tối thiểu 4-5 giờ chiếu sáng mỗi ngày. Điều kiện tốt nhất là có đầy đủ ánh nắng mặt trời từ sáng đến chiều

Lưu ý, ánh nắng được nhắc đến là ánh nắng được chiếu trực tiếp từ mặt trời xuống giàn rau thuỷ canh.

Kỹ thuật điều chỉnh độ sáng cho rau trồng thủy canh

Ở miền nam, mùa nắng hầu như quanh năm, cường độ chiếu sáng cũng cao. Bạn cần để ý xem khu vực minh dự định lắp hoặc đã lắp giàn rau thủy canh được chiếu sáng 1 bên hay 2 bên để bố trí giàn rau phù hợp.

Cách đơn giản giúp bạn xác định hướng ánh nắng mặt trời chính là la bàn hoặc nhìn trực tiếp. Hướng mặt trời mọc là chính Đông, hoặc Đông Đông Nam – Đông Đông Bắc hướng mặt trời lặn là chính Tây, hoặc Tây Tây Nam- Tây Tây Bắc.

Thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, có nhà cao tầng, công trình hoặc cây lớn che khuất các hướng ánh nắng mặt trời hay không.

Vị trí lắp giàn cần đảm bảo tối thiểu 4-5h chiếu sáng mỗi ngày và Cách trồng rau thuỷ canh đơn giản

Vị trí lắp giàn cần đảm bảo tối thiểu 4-5h chiếu sáng mỗi ngày

Với những người mới trồng, bạn có thể nhờ các công ty cung cấp dịch vụ trồng rau thủy canh tại nhà tư vấn. Để có thiết kế ban đầu phù hợp nhất với không gian nhà bạn.

Ngoài những điều kiện khách quan trên, bạn cũng có thể chủ động điều chỉnh mức độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng bằng các công cụ hỗ trợ (đèn LED chuyên dụng).

Để giảm cường độ chiếu sáng, bạn nên xem xét lắp lưới che lan từ 50 đến 80%, tuỳ thuộc vào vị trí cụ thể nơi lắp đặt.

Ngoài ra, bạn có thể lắp mái che bằng màng PE chuyên dụng giúp giảm rủi ro rau dập nát khi mưa bất chợt và tránh bị làm loãng dung dịch dinh dưỡng trong hệ thống.

Lắp mái che giúp giảm tác động của mưa nắng và các Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau thủy canh

Lắp mái che giúp giảm tác động của mưa nắng, hạn chế bốc hơi dinh dưỡng gây lãng phí

Lời kết

Qua bài chia sẻ này, Thủy Canh Miền Nam hi vọng bạn hiểu những kỹ thuật trồng và chăm sóc rau thủy canh cơ bản. Để việc trồng rau sạch tại nhà dễ dàng hơn. Nếu bạn cảm thấy bài viết có ích, hãy chia sẻ đến những người bạn của bạn. Những người cũng đang tìm hiểu cách trồng rau sạch tại nhà bạn nhé. Cảm ơn bạn.


Bình luận

0898477177