Nồng độ dinh dưỡng (ppm) là một trong những chỉ số cực kỳ quan trọng, đòi hỏi bạn phải kiểm soát một cách thật chặt chẽ để đảm bảo vườn rau của mình đạt năng suất. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số ppm phù hợp cho từng loại cây, rau ở từng giai đoạn cũng như một số bệnh và cách xử lý do nồng độ dinh dưỡng không phù hợp nhé.
Hiểu một cách đơn giản, nồng độ ppm cho chúng ta biết có bao nhiêu chất dinh dưỡng hòa tan trong một lít nước.
Mỗi loại cây trồng có một ngưỡng nồng độ ppm phù hợp khác nhau. Các ngưỡng này còn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, từ cây con, cho đến lúc trưởng thành, và thời điểm trước lúc thu hoạch. Tỉ lệ này sẽ cao nhất khi cây trưởng thành, giảm nhẹ khi chuẩn bị vào thời kì thu hoạch.
Dưới đây là nồng độ dinh dưỡng yêu cầu của một số loại rau phổ biến.
Loại rau | Giai đoạn cây con | Giai đoạn trưởng thành | pH phù hợp |
Cải các loại | 450 – 550 | 800 – 900 | 6,0 – 6,5 |
Rau muống | 400 – 600 | 1.100 – 1.200 | 5,3 – 6,0 |
Xà lách | 300 – 500 | 700 – 900 | 5,5 – 6,5 |
Tía tô | 480 – 680 | 1.120 – 1.400 | 6,9 |
Húng quế | 590 – 690 | 840 – 1.050 | 6,0 – 7,0 |
Dưa leo | 500 – 600 | 800 – 1.000 | 5,8 – 6,0 |
Hành củ | 680 – 780 | 980 – 1.260 | 6,0 – 6,7 |
Ngoài ra, nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, cụ thể những tháng lạnh cây sẽ cần nhiều dinh dưỡng hơn, tương đương với nồng độ ppm cao hơn so với các tháng mùa nóng.
Bút đo nồng độ TDS giúp cho những người “không chuyên” nhất vẫn có thể dễ dàng xác định được đúng nồng độ dung dịch trong hệ thống thủy canh nhà mình.
Sản phẩm bút đo nồng độ TDS:
Hướng dẫn sử dụng bút đo nồng độ TDS
Đây là một bệnh cực kỳ thường gặp ở rau trồng, kể cả thổ canh và thủy canh. Nguyên nhân chính là do nồng độ pH cao, nhiệt độ vượt quá ngưỡng quy định, hàm lượng dinh dưỡng không phù hợp và rất nhiều nguyên nhân khác. Cây trồng không hấp thu đủ dưỡng chất sẽ dẫn đến chậm phát triển, làm thân cây bị còi cọc. Ngược lại, nếu thừa dinh dưỡng sẽ dẫn đến bị vàng lá. Lúc này, hãy sử dụng bút đo nồng độ để xác định xem dung dịch của bạn đang thiếu bao nhiêu để có phương án điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp.
Khi cây rau của bạn có lá bị xoăn lại, mất màu hay lốm đốm vàng, đó chính là biểu hiện của bệnh xoăn lá thường thấy, đặc biệt là ở rau cải. Nguyên nhân chính là do thiếu nước hoặc thiếu dinh dưỡng cần thiết. Đừng xem nhẹ vì bệnh này sẽ làm cây còi cọc, chậm phát triển, dẫn đến năng suất không như mong đợi.
Thối nhũn là căn bệnh thường bắt gặp nhất ở xà lách. Thoạt tiên, bạn sẽ thấy một số lá bị héo nhẹ ở bên ngoài vào ban ngày nhưng đến đêm thì lại hồi phục. Quan sát kĩ một tí, bạn sẽ phát hiện những giọt dầu nhỏ xuất hiện trên thân lá, sau đó lan rộng ra, khiến lá chuyển sang màu nâu sẫm, nhũn ra và có mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân phổ biến của bệnh thối nhũn ở xà lách là do vi khuẩn Erwinia Carotovora. Tuy nhiên cũng có trường hợp do nồng độ dinh dưỡng trong dung dịch đang chưa hợp lý, dẫn đến cây bị thừa đạm.
Bằng cách sử dụng bút đo nồng độ TDS để xác định chính xác nồng độ dung dịch hiện tại kết hợp với bảng chỉ số ppm phù hợp cho từng loại cây trồng ở các giai đoạn khác nhau vừa nêu trên, bạn hoàn toàn có thể tự mình xác định được mức nồng độ mình cần phải điều chỉnh.
Khi ppm quá thấp (hao hụt do sự hấp thụ của cây trong quá trình phát triển), bạn cần thiết tăng nồng độ ppm ngay lập tức bằng cách bổ sung dung dịch dinh dưỡng.
Nguyên tắc chung, để tăng 1ppm, hãy thêm 1mg dinh dưỡng cho mỗi một lít nước. Vậy, nếu nồng độ ppm hiện tại của bạn đang là 600, cần thiết tăng đến 700, tức thêm 100ppm, thì lượng dung dịch cần thêm vào là 100mg nhân với dung tích nước đang có trong bể chứa. 20 lit nước, tương đương với 2000mg hay 2g dung dịch.
Để đảm bảo lấy vừa đủ lượng dung dịch, hãy sử dụng cốc đo chuyên dụng hoặc ống nhỏ giọt nhé. Sau khi lấy dung dịch xong, hãy cho chúng vào bể chứa. Lưu ý, các loại dung dịch dinh dưỡng thường đi thành từng cặp, đại diện cho 2 nhóm chất dinh dưỡng khác nhau: nhóm A – nhóm B. Vì vậy, bạn tuyệt đối đừng trộn lẫn chúng vào nhau trước khi cho vào bể nếu không muốn tạo ra kết tủa, gây bít tắc và hao hụt dinh dưỡng nhé. Hãy thêm từng loại một, đợi chúng tan hoàn toàn rồi mới cho loại còn lại vào, như vậy sẽ đảm bảo nhất.
Ngược lại, nếu sau khi kiểm tra bằng bút đo, bạn phát hiện mình cần giảm nồng độ ppm hiện tại, đơn giản chỉ cần pha thêm nước vào dung dịch. Tuy nhiên cách tính toán này sẽ có đôi phần phức tạp hơn so với khi tăng nồng độ.
Mách nhỏ, bạn có thể thêm mỗi lần một ít nước, sau đó sử dụng bút đo để đo lại nồng độ dung dịch mới, cho đến khi đạt đến con số mà bạn mong muốn.
Với mong muốn mọi người đều có thể thành công sở hữu một giàn rau thủy canh của riêng mình một cách đơn giản và hiệu quả nhất, đội ngũ của Thủy Canh Miền Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Tổng đài tư vấn 24/7 0898 477 177. Liên hệ tư vấn trước khi bắt tay vào thực hiện nhé.